About Us Ambassador's Speeches & Interviews

Ambassador's Remarks at the India-Vietnam Seminar on Promotion of Trade and Investment in Pharmaceutical Sector in Vietnam

Posted on: January 21, 2021 | Back | Print

Read in Vietnamese

Distinguished representatives of pharma companies in Vietnam and India,

Ladies and Gentlemen,

A very good morning to all of you…!

At the outset, I extend our sincere thanks to all for taking part in today’s seminar organized by the Embassy of India in collaboration with Invest Global and Indian Business Chamber in Vietnam.

We have chosen the theme of the Seminar as “Promotion of Trade and Investment in Pharmaceutical Sector on between India and Vietnam” – a sector which occupies an important place in the bilateral trade relations between India and Vietnam.

Vietnam is a key consumer of Indian pharmaceuticals with an annual trade worth US$ 225 million. Vietnam is currently at the 19th position among the top 25 destinations for Indian pharmaceutical products.

The opportunities presented by the pharma sector for our two countries has been duly recognized in the India-Vietnam Joint Vision for Peace, Prosperity and People adopted by our Prime Ministers at the Virtual Summit held on 21st December 2020. Their Joint Vision identifies deepening cooperation between the two countries in targeted areas including holistic healthcare, vaccines and pharmaceuticals as important elements of our future partnership over the coming years.

The health cooperation envisaged by our leaders has already found resonance amidst the ongoing Covid-19 pandemic that has disrupted healthcare-system and socio-economic development around the world.

Despite these difficult times, our two countries remained engaged in augmenting our healthcare responses to the pandemic. Vietnam assisted India with supplies of facemasks to the Indian Red Cross Society.

India, on the other hand, ensured that the production and supply lines of pharmaceuticals not only remained open but were ramped up, supplying medicines to manage the pandemic in more than 150 countries around the world, including Vietnam. India also extended a contribution of US$1 million to the ASEAN Covid-19 Response Fund.

Distinguished participants,

The Indian pharmaceutical industry is the third largest in the world in terms of volume and tenth largest in terms of value. India is the largest provider of generic drugs globally and is also one of the largest manufacturers of vaccines in the world. The total size of the industry was estimated at around US$43 billion in 2019-2020 and is likely to reach US$55 billion in 2022.

There is a high probability that the immunization shots being given to a child at this moment somewhere in the world is actually produced in India.

India is described as “the pharmacy of the world”, not just for the size of its pharmaceutical production, but also due to the low-price and high-quality drugs and vaccines that it supplies, to both developing as well as developed economies across the world.

India’s cheap and quality medicines have been particularly helpful for developing countries in meeting the burden of healthcare more effectively.

In fact, India’s pharmaceutical capabilities are not just for India, it is for the entire humanity to benefit from.

It is on this premise that our engagement in pharmaceutical sector with Vietnam has remained at the forefront of our trade relations. Many hospitals, doctors and people in Vietnam tell us about their faith in Indian drugs and vaccines, many of them life-saving ones, and the fact that they are so affordable.

We should help nurture these supply lines, which are really the lifelines for those who need them; not stymie them with regulatory or procedural obstacles.

Ladies and Gentlemen!

As you may have heard, India has launched the world’s largest ever vaccination campaign on 16th January, with two “Made in India” vaccines, to fight the COVID-19 pandemic. In the first phase, 300 million high-priority people – which include sanitation and healthcare workers, elders, people with serious illnesses – who are particularly vulnerable to the pandemic are being given the vaccine shots.

It is a big task, but also a proud moment for us that yet again underscores India’s capabilities in pharmaceuticals.

On its part, Vietnam has been focusing on encouraging local manufacturing of drugs and medicines as well as in attracting investment in its pharma sector. Various Free Trade Agreements that Vietnam has signed will encourage its pharma companies to become more quality-oriented and competitive, to be the part of the global pharma supply chain.

India is also considering a new National Pharmaceutical Policy to improve the quality drugs for domestic consumption as well as for overseas markets. Accordingly, policies are being finalized for creating an environment for Research and Development. India has already permitted FDI up-to 100% in pharmaceutical sector through automatic route for greenfield investment and up-to 74% for brownfield investment. The process for FDI approval is also being streamlined to avoid unwarranted delay. Currently, Pharmaceutical sector is among the top eight sectors that attracted FDI for India in 2019-20.

Under Prime Minister Modi’s vision of “Self-Reliant India” – the Atmanirbhar Bharat as we call it in our Indian language – the Government of India has launched key reforms in Land, Labor, Liquidity, and Laws to strengthen MSMEs, covering key sectors including Healthcare, to attract FDI. India is, thus, well placed to export quality drugs and medicines at a very competitive price, while becoming an important investment destination.

These positive developments in both our countries present a range of opportunities to our pharma companies to reorient and adapt to the emerging scenarios. Our companies need to focus on quality, efficacy, competitive pricing of the pharmaceutical products as well as explore investment opportunities.

The Covid-19 pandemic has already demonstrated that effective deployment of digital technologies by companies can help overcome the impacts of the pandemic. Digital technology has presented numerous opportunities for the companies such as digitization of supply chain, robust e-commerce particularly in retail sector, and investment in newer areas in the face of challenges thrown up by Covid-19 pandemic.

It is in this context that today’s event is being organized to deliberate upon opportunities and challenges that the pharmaceutical sector presents to our companies.

I hope that today’s discussion will lead to fruitful ideas in adapting to the emerging scenarios in this important sector for companies from both India and Vietnam, while keeping pace with the growing relations between our two countries and the Joint Vision of our leaders.

I am confident that the presence of all important and relevant stakeholders today, including representatives and senior officials from the Government of Vietnam, would help the seminar throw light on the policies related to pharma sector in Vietnam and benefit us all, particularly our pharma companies.

I wish you a very productive and fruitful deliberation over the two panel discussions.

Thank you very much!

*** 

Phát biu ca Đi s tHội thảo Xúc tiến Thương mại và Đầu tư trong lĩnh vực Dược phẩm tại Việt Nam

Kính thưa đại diện các công ty dược phẩm tại Việt Nam và Ấn Độ,

Kính thưa quý vị,

Xin gửi tới quý vị lời chào trân trọng nhất!

Để bắt đầu, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu đã tham gia hội thảo ngày hôm nay do Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Invest Global và Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức.

Chúng tôi đã chọn chủ đề của Hội thảo là “Xúc tiến Thương mại và Đầu tư trong lĩnh vực Dược phẩm giữa Ấn Độ và Việt Nam” - một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ dược phẩm chính của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hàng năm trị giá 225 triệu đô. Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 19 trong số 25 thị trường xuất khẩu dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ.

Các cơ hội mà ngành dược phẩm mang lại cho hai nước đã được ghi nhận trong Tuyên bố tầm nhìn chung Ấn Độ - Việt Nam về hòa bình, thịnh vượng và người dân được Thủ tướng hai nước thông qua tại Hội đàm Cấp cao trực tuyến vào ngày 21 tháng 12 năm 2020. Tầm nhìn chung đã xác định tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực, trong đó chăm sóc y tế toàn diện, vắc xin và dược phẩm là những yếu tố quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước trong những năm tới.

Tầm nhìn về hợp tác y tế của lãnh đạo hai bên ​đã tìm được tiếng nói chung trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn hệ thống chăm sóc y tế và sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới.

Bất chấp những khó khăn trong thời điểm này, hai nước vẫn nỗ lực ứng phó với đại dịch. Việt Nam đã hỗ trợ Ấn Độ qua việc trao tặng khẩu trang cho Hiệp hội Chữ thập đỏ Ấn Độ.

Mặt khác, Ấn Độ đảm bảo dây chuyền sản xuất và cung cấp dược phẩm không những vẫn hoạt động mà còn được đẩy mạnh, cung cấp thuốc men để kiểm soát đại dịch ở hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ấn Độ cũng đóng góp 1 triệu đô cho Quỹ Ứng phó Covid-19 của ASEAN.

Kính thưa quý vị,

Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng và đứng thứ mười về giá trị. Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những nhà sản xuất vắc xin lớn nhất trên thế giới. Tổng quy mô toàn ngành ước tính khoảng 43 tỷ đô trong giai đoạn 2019-2020 và có khả năng đạt 55 tỷ USD vào năm 2022.

Vào thời điểm này, ở một nơi nào đó trên thế giới, có khả năng cao là một đứa trẻ đang nhận một mũi tiêm vắc xin được sản xuất ở Ấn Độ.

Ấn Độ được gọi là "nhà thuốc của thế giới", không chỉ vì quy mô sản xuất dược phẩm, mà còn vì Ấn Độ cung cấp các loại thuốc, vắc-xin giá rẻ có chất lượng cao cho các nền kinh tế đang phát triển và phát triển trên thế giới.

Các loại thuốc rẻ và chất lượng của Ấn Độ đặc biệt hữu ích với những nước đang phát triển, giảm gánh nặng chăm sóc y tế một cách hiệu quả hơn.

Trên thực tế, năng lực dược phẩm của Ấn Độ không chỉ phục vụ riêng cho Ấn Độ mà toàn nhân loại nữa.

Trên cơ sở đó, quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ thương mại song phương. Nhiều bệnh viện, bác sĩ và người dân ở Việt Nam đã nói với chúng tôi về sự tin tưởng của họ đối với thuốc và vắc xin của Ấn Độ, trong đó nhiều loại thuốc có thể cứu mạng nhiều bệnh nhân nhưng giá cả rất hợp lý.

Chúng ta cần hỗ trợ những chuỗi cung ứng này vì đó cũng là chiếc phao cứu sinh với nhiều người thay vì làm gián đoạn chúng với những quy định hoặc thủ tục.

Kính thưa quý vị!

Như quý vị đã biết,  Ấn Độ đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới từ trước đến nay vào ngày 16 tháng 1, với hai loại vắc xin do Ấn Độ sản xuất để chống lại đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn đầu, 300 triệu người được ưu tiên - bao gồm các nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh, người lớn tuổi, những người mắc bệnh hiểm nghèo, những người dễ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, sẽ được tiêm vắc xin.

Đó là một nhiệm vụ lớn lao nhưng cũng là một khoảnh khắc đáng tự hào đối với chúng tôi khi một lần nữa năng lực dược phẩm của Ấn Độ được chứng minh.

Phía Việt Nam đang tập trung khuyến khích sản xuất thuốc và dược phẩm trong nước, cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm. Các Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam đã ký kết sẽ khuyến khích các công ty dược phẩm trong nước trở thành một phần của chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu với chất lượng cao hơn và cạnh tranh hơn.

Ấn Độ cũng đang xem xét Chính sách Dược phẩm Quốc gia mới để cải thiện chất lượng thuốc cho thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Theo đó, các chính sách đang được hoàn thiện để tạo môi trường cho Nghiên cứu và Phát triển. Ấn Độ đã cho phép đầu tư FDI lên đến 100% trong lĩnh vực dược phẩm thông qua lộ trình tự động đối với đầu tư GI và lên đến 74% đối với đầu tư BI. Quy trình phê duyệt FDI cũng đang được tinh giản để tránh trì trệ. Hiện tại, ngành Dược nằm trong số 8 ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất của Ấn Độ trong giai đoạn 2019-20.

Với tầm nhìn “Ấn Độ tự cường” của Thủ tướng Modi (Atmanirbhar Bharat trong tiếng Ấn), Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra những cải cách quan trọng về Đất đai, Lao động, Thanh khoản và Luật pháp để hỗ trợ các Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), bao gồm các lĩnh vực quan trọng như Y tế và thu hút FDI. Do đó, Ấn Độ có lợi thế để xuất khẩu thuốc và dược phẩm chất lượng với giá cả rất cạnh tranh, đồng thời trở thành một điểm đến đầu tư quan trọng.

Những bước phát triển tích cực này ở cả hai quốc gia đã mang lại nhiều cơ hội cho các công ty dược phẩm hai nước để định hướng lại và thích ứng với tình hình mới. Các công ty của chúng ta cần tập trung vào chất lượng, hiệu quả, giá cả cạnh tranh của các sản phẩm dược, cũng như tìm hiểu các cơ hội đầu tư.

Đại dịch Covid-19 đã chứng minh rằng việc triển khai hiệu quả công nghệ số có thể giúp khắc phục các tác động của đại dịch. Công nghệ số đã mang lại nhiều cơ hội cho các công ty như số hóa chuỗi cung ứng, thị trường thương mại điện tử năng động, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ và đầu tư vào các lĩnh vực mới hơn trước những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.

Chính trong bối cảnh đó, sự kiện ngày hôm nay được tổ chức để xem xét những cơ hội và thách thức mà lĩnh vực dược phẩm mang lại cho các công ty của chúng ta.

Tôi hy vọng rằng cuộc thảo luận hôm nay sẽ mang lại những ý tưởng hiệu quả trong việc thích ứng với tình hình mới cả các công ty Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời bắt kịp với mối quan hệ đang phát triển giữa hai nước và Tầm nhìn chung của các nhà lãnh đạo.

Tôi tin tưởng rằng sự hiện diện của tất cả các bên liên quan ngày hôm nay, bao gồm đại diện và các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam, sẽ giúp hội thảo làm sáng tỏ các chính sách liên quan đến ngành dược tại Việt Nam và mang lại lợi ích cho tất cả các bên, đặc biệt là các công ty dược.

Chúc quý vị một buổi thảo luận hiệu quả.

Xin cảm ơn!

***