About Us Quan hệ song phương

Quan hệ Ấn Độ – Việt Nam

Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ tình hữu nghị song phương truyền thống thân thiết và gần gũi với tên gọi Đối tác chiến lược toàn diện. Mahatma Gandhi và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người đã lãnh đạo nhân dân của nước họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đã từng có những thông điệp được trao đổi với nhau. Ấn Độ cũng từng là đồng Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế được thành lập theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Ban đầu, Ấn Độ duy trì quan hệ cấp Lãnh sự quán với miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Nam Việt Nam, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam vào ngày 7 tháng 1 năm 1972.

2. Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam được nâng lên tầm “Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2016 trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; trước đó quan hệ song phương đã ở mức “Đối tác chiến lược”. Sự phát triển hiện tại của quan hệ Ấn Độ-Việt Nam được định hướng bởi “Tầm nhìn chung vì Hòa bình, Thịnh vượng và Con người” được Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông qua trong Hội nghị cấp cao trực tuyến được tổ chức vào ngày 21 tháng 12 năm 2020. Thủ tướng Narendra Modi và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm vào ngày 15 tháng 4 năm 2022. Trong năm 2022, hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và cả hai đang cùng nhau chủ động tăng cường hợp tác trên nhiều mặt”.

I. Trao đổi chính trị 

3. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì một Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21 tháng 12 năm 2020 và trong đó Bộ trưởng Ngoại giao của hai bên đã ký Bản kế hoạch hành động cho giai đoạn 2021-23 để hiện thực hóa Tầm nhìn chung vì Hòa bình, Thịnh vượng và Con người. Sau đó Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Phạm Minh Cính đã có cuộc họp song phương ngày 20 tháng 5 năm 2023 tại Hiroshima (Nhật Bản) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7+ và có thêm một cuộc trao đổi vào ngày 1 tháng 12 năm 2023 tại Dubai bên lề Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP28. Ngày 12 tháng 11 năm 2022, Phó Tổng thống Ấn Độ Jagdeep Dhankar đã gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị Cấp cao Ấn Độ-ASEAN tại Phnom Penh. 

4. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Tiến sĩ S. Jaishakar (EAM) đã thăm Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 năm 2023. Tại đây EAM và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Việt Nam (JCM) lần thứ 18 về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 10 năm 2023. Hai Bộ trưởng cũng phát hành bộ tem chung nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam với chủ đề Kalaripayattu và Vovinam. EAM cũng có cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hoài Trung. Trong năm 2023, có các trao đổi đoàn cấp cao khác bao gồm chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang tới Ấn Độ vào tháng 6 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long tới Ấn Độ từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm đến Ấn Độ vào tháng 4 năm 2023, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ Tiến sĩ Vinay Sahasrabuddhe đến Việt Nam vào tháng 8 năm 2023. Năm 2022, Chủ tịch Lok Sabha (Hạ viện Ấn Độ) ông Om Birla, Raksha Mantri (Bộ trưởng Quốc phòng) ông Rajnath Singh và Thứ trưởng Ngoại giao (phụ trách phía Đông) ông Saurabh Kumar đã tới thăm Việt Nam và về phía Việt Nam có Bộ trưởng Ngoại giao ông Bùi Thanh Sơn và Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị ông Nguyễn Văn Niệm đến thăm Ấn Độ. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN-Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào ngày 16-17/6/2022 nhân kỷ niệm 30 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ.

5. Phó Thủ tướng Việt Nam ông Trần Lưu Quang đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Vibrant Gujarat lần thứ 10 tại Gandhinagar vào ngày 10-11 tháng 1 năm 2024 trong đó Phó thủ tướng đã phát biểu tại phiên khai mạc, tham dự bữa trưa do Thủ tướng Modi chủ trì, gặp gỡ Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp cũng như các doanh nghiệp nổi tiếng của Ấn Độ. Chủ tịch nước lúc bấy giờ của Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã trực tuyến tham dự Phiên khai mạc của lãnh đạo trong “Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói của Nam bán cầu” do Thủ tướng Modi chủ trì vào ngày 12 tháng 1 năm 2023 và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Bùi Thanh Sơn đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói của Nam bán cầu lần thứ hai vào tháng 11 năm 2023. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan đã tham gia với tư cách khách mời đặc biệt tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tổ chức tại Hyderabad từ ngày 15-17 tháng 6 năm 2023. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Đỗ Hùng Việt đã tham dự Đối thoại Raisina ở Ấn Độ vào tháng 2 năm 2024 và có bài phát biểu tại phiên thảo luận “Phi an ninh hóa các vấn đề phía triển: Nâng cao năng lực tự cường ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”. 

 

6. Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2-3/9/2016, Tổng thống Ấn Độ lúc đó ông Ram Nath Kovind đã thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 18-20/11/2018 và sau đó Phó Tổng thống Ấn Độ ông M. Venkaiah Naidu thăm Việt Nam từ ngày 09-12 tháng 5 năm 2019 và có bài phát biểu quan trọng tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 16. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 19-22/11/2013, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 02-04/3/2018, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm New Delhi từ ngày 24-26/1/2018 để tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ-2018. Ông là một trong những khách mời chính của Lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa Ấn Độ. Phó Chủ tịch nước Việt Nam bà Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 11-13/2/2020. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Vương Đình Huệ thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 15-19/12/2021.

II. Cơ chế thể chế 

7. Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp (JCM) về Hợp tác kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Tham vấn chính trị và Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao cung cấp các khuôn khổ chính cho việc đánh giá song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà hai bên cùng quan tâm. Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Việt Nam (JCM) lần thứ 18 về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 năm 2023 tại Hà Nội. Trước đó, Vòng 17 JCM được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 25/8/2020. Vòng 12 của Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Đối thoại Chiến lược lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2022.

8. Cuộc họp lần thứ 5 của Tiểu ban Thương mại chung Ấn Độ-Việt Nam cấp Thứ trưởng đã được tổ chức tại New Delhi vào ngày 8 tháng 8 năm 2023. Đối thoại Chính sách Quốc phòng thường niên cấp Bộ trưởng Quốc phòng lần thứ 13 được tổ chức trực tuyến vào ngày 12 tháng 1 năm 2021. Trong các đối thoại thể chế quan trọng, Đối thoại hoạch định chính sách lần thứ 3 giữa hai Bộ Ngoại giao đã được tổ chức vào ngày 08 tháng 6 năm 2023 tại Hà Nội, Đối thoại An ninh hàng hải Ấn Độ-Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 31 tháng 5 năm 2023 tại Ấn Độ và Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Việt Nam lần thứ 3 về Hợp tác Năng lượng Nguyên tử được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25-26 tháng 5 năm 2023.

9. Trao đổi nghị viện là một nội dung quan trọng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện theo Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Hạ viện Ấn Độ và Quốc hội Việt Nam vào tháng 12 năm 2016. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ thăm Ấn Độ từ ngày 15-19 tháng 12 năm 2021 và sau đó Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ đã tới thăm Việt Nam từ ngày 19-21/4/2022. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ được thành lập tại Quốc hội Việt Nam và do ông Dương Thanh Bình làm Chủ tịch. Ông cũng là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ (VIPFG) gồm 12 thành viên do Chủ tịch Dương Thanh Bình dẫn đầu đã thăm Ấn Độ từ ngày 18-23/12/2023. Đoàn đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Om Birla đồng thời tổ chức các cuộc hội đàm với các cơ quan của Ủy ban Thường vụ về Đối ngoại, Nhân sự, Khiếu nại của công dân, Pháp luật và Tư pháp.

III. Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Phát triển 

10. Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại tích cực. Ngoài Tiểu ban Thương mại chung, Nhóm công tác chung về nông nghiệp, y tế, công nghệ thông tin, v.v. hai bên còn có các trao đổi về hợp tác thương mại và kinh tế trong các lĩnh vực tương ứng. Trong một năm từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024, thương mại Ấn Độ-Việt Nam đạt 14,82 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam lên tới 5,47 tỷ USD và xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ là 9,35 tỷ USD. Theo số liệu của Việt Nam, thương mại song phương năm 2023 đạt 14,36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt 5,86 tỷ USD và nhập khẩu của Ấn Độ là 8,5 tỷ USD.

11. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ sang Việt Nam bao gồm hàng kỹ thuật, nông sản (bao gồm thịt và thủy sản), hóa chất và dược phẩm, hàng điện tử, khoáng sản, bông và dệt may, nhựa, v.v. Nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam chủ yếu bao gồm máy tính và hàng điện tử, điện thoại di động & phụ kiện, máy móc & thiết bị, thép và các kim loại khác, hóa chất, giày dép, hàng may mặc, cao su, sản phẩm gỗ, v.v. Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ ký kết năm 2009 đưa ra cơ chế thương mại ưu đãi giữa Ấn Độ và Việt Nam và Hiệp định đó hiện đang được xem xét lại.

12. Việc trao đổi thường xuyên các đoàn doanh nghiệp, việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và gặp gỡ doanh nghiệp cũng hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh doanh giữa hai nước. Vào tháng 4 năm 2024, các doanh nghiệp Ấn Độ đã tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33, WORLD Expo do Bộ Công Thương Việt Nam đăng cai tổ chức. Ttrong đó Ấn Độ là quốc gia ‘Khách mời Danh dự’ và đoàn Ấn Độ do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Ấn Độ điều phối. Nhiều đoàn doanh nghiệp được điều phối bởi Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, Hiệp hội các nhà sản xuất điện và điện tử Ấn Độ, Hội đồng xúc tiến xuất khẩu đá quý và trang sức, PHD Chambers, v.v. đã đến thăm Việt Nam vào năm 2023 & 2024. Phòng Thương mại Ấn Độ (INCHAM) tại Việt Nam cung cấp nền tảng hợp tác giữa các doanh nghiệp Ấn Độ thông qua sự hiện diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

 

13. Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ước tính khoảng 2 tỷ USD, bao gồm cả đầu tư qua nước thứ ba. Theo Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam, Ấn Độ có 378 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,1 tỷ USD tại Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư chính của Ấn Độ là năng lượng, chế biến khoáng sản, chế biến nông sản (cà phê, chè, đường), Công nghệ thông tin, linh kiện ô tô, dược phẩm, khách sạn và cơ sở hạ tầng. Theo Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại nội địa Ấn Độ, tính đến năm 2022, Việt Nam đã đầu tư khoảng 28,55 triệu USD vào các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, điện tử, xây dựng, CNTT, dược phẩm... tại Ấn Độ.

IV. Đối tác phát triển.  

14. Ấn Độ có quan hệ hợp tác phát triển lâu dài với Việt Nam và đã có những đóng góp tích cực trong nhiều thập kỷ cho việc đào tạo, nâng cao năng lực, phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng công nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, hàng năm có khoảng 150 công dân Việt Nam tham gia các khóa đào tạo, giáo dục được tài trợ ở Ấn Độ và hợp tác mang tính thể chế được mở rộng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, bảo tồn di sản, v.v. Việt Nam cũng là quốc gia đối tác của Ấn Độ trong khuôn khổ ASEAN và Cơ chế hợp tác sông Mekong - Ganga, đặc biệt llà các Dự án Tác động nhanh nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương.

15. Trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Ganga, Ấn Độ đã và đang thực hiện các Dự án tác động nhanh (QIP) tại các tỉnh khác nhau của Việt Nam để phát triển cơ sở vật chất cộng đồng ở cấp cơ sở. Kể từ năm 2017, khoảng 45 QIP đã được hoàn thành tại hơn 35 tỉnh của Việt Nam và 10 dự án khác đang trong giai đoạn triển khai ở nhiều tỉnh khác nhau.

16. Ấn Độ đã hỗ trợ bảo tồn và phục hồi Di sản thế giới UNESCO Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, nơi thể hiện mối liên hệ lịch sử giữa hai nước. Việc bảo tồn và trùng tu nhóm đền A, H và K bởi Cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ được hoàn thành vào ngày 20/12/2022 tại khu phức hợp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hai nước đang xem xét các hợp tác sâu hơn trong các dự án bảo tồn ở Việt Nam.

V. Hợp tác quốc phòng

17. Hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam là những lĩnh vực hợp tác và trao đổi quan trọng giữa hai nước. Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng được ký giữa hai Bộ Quốc phòng năm 2009 và Tầm nhìn chung về Hợp tác Quốc phòng được hai Bộ trưởng Quốc phòng ký năm 2015 đã đặt ra khuôn khổ hợp tác chung. Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh vào tháng 6 năm 2022, hai bên đã ký kết “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam hướng tới năm 2030” và ký “Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần”. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang tới Ấn Độ vào ngày 18-19 tháng 6 năm 2023, hai bên đã công bố việc Ấn Độ tặng tàu hộ tống tên lửa INS Kirpan được chế tạo nội địa cho Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2023, Bộ Quốc phòng hai nước đã gặp nhau tại Jakarta bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 10.

18. Các cuộc trao đổi song phương giữa các quân chủng, tập trận quốc phòng, huấn luyện, các chuyến thăm tàu và máy bay, cũng như các hoạt động trao đổi khác là những lĩnh vực hợp tác quốc phòng tích cực. Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc R. Hari Kumar, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-25 tháng 7 năm 2023 đã bàn giao tàu hộ tống tên lửa được chế tạo nội địa INS KIRPAN cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào tháng 7 năm 2023. Một đoàn 50 thành viên của lực lượng quốc phòng Ấn Độ tham gia diễn tập quân sự VINBAX – 2023 về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc lần thứ 4 tại Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 2023. Tàu hải quân Việt Nam tham gia cuộc tập trận hàng hải quốc tế MILAN tại Ấn Độ vào tháng 2 năm 2024.

19. Bộ Công an Việt Nam hợp tác với Ban Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và các cơ quan khác ở Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh. Đối thoại An ninh song phương cấp Thứ trưởng xem xét các xu hướng liên quan đến an ninh, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề liên quan. Hai nước cũng hợp tác trong lĩnh vực an ninh về đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn, v.v.

VI. Trao đổi văn hóa, học thuật và cấp tỉnh

20. Hai nước tiếp tục duy trì trao đổi thường xuyên ở cấp tỉnh. Các chuyến thăm đáng chú ý trong năm qua bao gồm chuyến thăm của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm làm trưởng đoàn (11-18/11/2023); tỉnh Lào Cai do Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong làm trưởng đoàn (25-30/7/2023); tỉnh Gia Lai do Phó Chủ tịch UBND Dương Mah Tiệp làm trưởng đoàn (26-27/6/2023). Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Tiến sĩ Rajkumar Ranjan Singh đã đến thăm Việt Nam từ ngày 27-29 tháng 10 năm 2023. Trong chuyến thăm, Quốc vụ khanh khai mạc Lễ hội Đông Bắc Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và phát biểu tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp tại TP.HCM. Quốc vụ khanh cũng đã gặp Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ông Nguyễn Long Biên. Các chuyến thăm khác từ Ấn Độ vào năm 2023 bao gồm chuyến thăm của đoàn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quy hoạch, Thuế Thương mại, Phát triển Kỹ năng & Đào tạo và Các vấn đề Lập pháp của bang Andhra Pradesh (21-23/7/2023), cũng như chuyến thăm của đoàn Du lịch bang Odisha tham dự buổi quảng bá tại Hà Nội vào ngày 28/7/2023. 

21. Hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu, cơ sở giáo dục và đoàn thanh niên góp phần giao lưu nhân dân. Hội đồng Các vấn đề Thế giới của Ấn Độ đã ký Biên bản ghi nhớ với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2016 và với Học viện Ngoại giao Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao vào tháng 6 năm 2023. Quỹ Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ký Biên bản ghi nhớ vào tháng 1 năm 2024; và Quỹ Hàng hải Quốc gia đã ký Biên bản ghi nhớ với Học viện Ngoại giao Việt Nam vào tháng 2 năm 2024. Chính phủ Ấn Độ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HCMNAP) tổ chức hội thảo “Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng” tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 12 năm 2023, với sự tham gia của đông đảo các diễn giả Ấn Độ, hơn 200 học giả & chuyên gia, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Ngài Đỗ Hùng Việt, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Ngài Nguyễn Dy Niên và các Phó Chủ tịch HCMNAP. Năm 2023, các nhà ngoại giao trẻ của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tham dự Chương trình Giải trừ Quân bị và An ninh Quốc tế (DISA) lần thứ 3 từ ngày 9 đến ngày 27 tháng 1 năm 2023 tại New Delhi. Các đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Thanh niên ASEAN-Ấn Độ lần thứ 4 và Trao đổi Báo chí ASEAN-Ấn Độ được tổ chức đồng thời tại Hyderabad ngày 11-15/2/2023; một nhà ngoại giao đã tham dự khóa đào tạo đặc biệt hàng đầu của Bộ Ngoại giao Ấn Độ dành cho các nhà ngoại giao nước ngoài (PCFD) từ ngày 13 đến ngày 31 tháng 3 năm 2023 tại New Delhi; và cán bộ Học viện Ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Châu Á do Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar tổ chức từ ngày 28-29 tháng 3 năm 2023 tại New Delhi. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (VIISAS) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm chủ chốt ở Việt Nam tập trung vào nghiên cứu Ấn Độ và hợp tác học thuật với các tổ chức của Ấn Độ.

22. Liên kết Phật giáo giữa hai nước thể hiện sự kết nối văn minh có niên đại hàng thiên niên kỷ. Nhiều học giả Phật giáo và khách hành hương thường xuyên đến thăm Ấn Độ, bao gồm chùa Phật giáo Việt Nam ở Bồ Đề Đạo Tràng. Tháng 4 năm 2023, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu tại New Delhi và được Thủ tướng Ấn Độ đón tiếp nồng hậu. Phó Chủ tịch Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thành Nhiễu và Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam phát biểu tại Đại hội đồng Liên đoàn Phật giáo quốc tế tổ chức tại New Delhi từ ngày 27-28 tháng 11 năm 2023.

23. Yoga phổ biến rộng khắp Việt Nam, biểu hiện qua hàng trăm câu lạc bộ yoga hoặc các cơ sở khác cũng như nhiều giáo viên yoga Ấn Độ hành nghề tại Việt Nam. Các sự kiện thường niên đánh dấu Ngày Quốc tế Yoga được tổ chức tại hơn 35 tỉnh thành trong cả nước.

24. Sau khi đại dịch Covid-19 suy yếu và các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước được tăng cường từ năm 2022, du lịch hai chiều và giao lưu nhân dân ghi nhận gia tăng đột biến. Các chuyến bay thẳng của Indigo, Viet Nam Airlines, VietJet Air và Air India kết nối 5 thành phố ở Ấn Độ (Delhi, Mumbai, Kolkata, Ahmedabad, Kochi) và Hà Nội & Thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam. Chế độ thị thực điện tử được đơn giản hóa ở cả hai nước hỗ trợ việc đi lại và du lịch vì mục đích giải trí, kinh doanh và văn hóa. Ước tính có 392.000 người Ấn Độ tới Việt Nam vào năm 2023 và hàng chục nghìn người Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ vào năm ngoái.

25. Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda (SVCC) được thành lập tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2016, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về Ấn Độ và thắt chặt quan hệ giữa người dân hai nước. Trung tâm thường xuyên tổ chức các chương trình văn hóa, hội thảo, triển lãm ảnh, chiếu phim, bài giảng, hội thảo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Yoga, múa cổ điển Ấn Độ, nghệ thuật và triết học, ngôn ngữ, y học cổ truyền, v.v. SVCC cũng hợp tác với các trường đại học, học viện, viện nghệ thuật và các tổ chức hữu nghị của Việt Nam.

VII. Cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam

26. Cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam có khoảng 8500 người. Phần lớn sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hoặc các tỉnh thành xung quanh và vài nghìn người sống tại Hà Nội. Hầu hết các thành viên cộng đồng Ấn Độ là các chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp, lĩnh vực như CNTT, khách sạn/nhà hàng, khai thác mỏ, yoga, hàng không dân dụng, giáo dục, đầu tư cũng như kinh doanh nhiều loại hàng hóa. Các doanh nghiệp Ấn Độ như ONGC Videsh Limited, Ngân hàng Ấn Độ, Bharat Electronics Limited, HCL Technologies và một số doanh nghiệp khác có văn phòng tại Việt Nam.

***

Tổng hợp các chuyến thăm cấp cao giữa Ấn Độ và Việt Nam

STT

Tên/Chức vụ

Thời gian

Mục đích

Việt Nam thăm Ấn Độ

  1.  

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

4/1955

Thăm Ấn Độ trên đường tới hội nghị Bandung

  1.  

Chủ tịch nước Hồ Chí Minh

5-14/2/1958

Chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Ấn Độ

  1.  

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

2/1978

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

4/1980

Thăm chính thức

  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Lê Duẩn

21-26/9/1984

Thăm chính thức

  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh

23-28/1/1989

Thăm chính thức

  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười

8-13/9/1992

Thăm chính thức

  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười

7/1995

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Võ Văn Kiệt 

7-9/3/1997

Thăm chính thức

  1.  

Chủ tịch nước Trần Đức Lương

12/1999

Thăm chính thức

  1.  

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình 

3/2002

 
  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh

29/4 – 2/5/2003

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

4-6/7/2007

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

30/9 – 5/10/2009

 
  1.  

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

11-13/10/2011

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng

19-22/11/2013

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 

27-29/10/2014

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

24-26/1/2018

Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm quan hệ ASEAN-Ấn Độ

  1.  

Chủ tịch nước Trần Đại Quang

2-4/3/2018

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

11-13/2/2020

 

Ấn Độ thăm Việt Nam

  1.  

Thủ tướng Jawaharlal Nehru 

10/1954

Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam sau độc lập

  1.  

Phó Tổng thống Sarvepalli Radhakrishnan

9/1957

 
  1.  

Tổng thống Rajendra Prasad

3/1959

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Rajiv Gandhi 

11/1985

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Rajiv Gandhi 

4/1988

Thăm Việt Nam 

  1.  

Thủ tướng Rajiv Gandhi 

12/1988

Thăm chính thức

  1.  

Tổng thống R. Venkataraman 

4/1991

Thăm chính thức

  1.  

Phó Tổng thống K. R. Narayanan

9/1993

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng S. Narasimha Rao 

9/1994

Thăm chính thức

  1.  

Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee 

1/2001

Thăm chính thức

  1.  

Tổng thống Pratibha Devisingh Patil 

24-28/11/2008

Thăm chính thức

  1.  

Tổng thống Pranab Mukherjee

16-17/9/2014

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Thủ tướng Narendra Modi

2-3/9/2016

Thăm chính thức

  1.  

Tổng thống Ram Nath Kovind 

18-20/11/2018

Thăm cấp Nhà nước

  1.  

Phó Tổng thống Venkaiah Naidu 

9-12/5/2019

Dự Đại lễ Phật đản