Tọa đàm về Hợp tác Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực Khởi nghiệp và Đô thị thông minh
Nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT), Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp cùng Hiệp hội Các doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài tổ chức buổi Tọa đàm vào ngày 08 tháng 10 năm 2020. Buổi thảo luận tập trung vào trao đổi về hợp tác trong các lĩnh vực Khởi nghiệp và Đô thị thông minh.
Trong năm 2015, Đại sứ quán Ấn Độ chạy chương trình chủ lực mang tên "Chiến lược Chuyển đổi Số Ấn Độ" với tầm nhìn hướng tới việc chuyển đổi Ấn Độ thành một xã hội số hóa và một nền kinh tế tri thức. Chương trình này tập trung vào tầm nhìn chiến lược mà sẽ đưa cơ sở vật chất số hóa trở thành một tiện ích chính cho mọi công dân. Bên cạnh việc hỗ trợ khởi nghiệp và ngành CNTT lập chính sách, Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu ứng dụng cơ sở vật chất CNTT hiện đại để chuyển đổi cơ cấu với mục tiêu cung cấp thông tin và dịch vụ tới người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Công nghệ thông tin kích hoạt dịch vụ và CNTT đã vươn lên và trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn cho hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua. Rất nhiều các công ty CNTT Ấn Độ cũng đã có mặt ở Việt Nam và cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT, giải pháp CNTT và các dịch vụ khác, đặc biệt là trong các ngành ngân hàng, viễn thông, an ninh mạng, v.v.. Một số các công ty khởi nghiệp cũng đã có mặt tại Việt Nam và hoạt động về công nghệ tài chính và công nghệ du lịch. Vào năm 2020, khi mà cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn mọi hoạt động, CNTT đã trỗi dậy và trở thành công cụ hiệu quả cho các lĩnh vực: quản trị, công nghệ tài chính, giáo dục, kinh doanh, công việc văn phòng và kết nối xã hội.
Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia mạnh về CNTT tại ASEAN. Vào tháng 6 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việt Nam đặt mục tiêu nâng đóng góp của nền kinh tế số vào GDP lên 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 và đưa Việt Nam vào top 3 các quốc gia hàng đầu ASEAN về chính phủ số vào năm 2030. Việt Nam cũng lên kế hoạch khởi động Mạng di động 5G trong thời gian tới.
Buổi tọa đàm sẽ có sự góp mặt của đại diện một số các công ty Ấn Độ cung cấp dịch vụ CNTT và các giải pháp Đô thị thông minh mà đã có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tham dự vào buổi tọa đàm sẽ có đại diện từ các Bộ, Tỉnh và các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện sẽ cung cấp nhiều cơ hội hấp dẫn nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực khởi nghiệp và đô thị thông minh.